Độ khi xấp xỉ 5 tuổi trẻ đang ở tuổi rất “lí sự” và đang trong giai đoạn tò mò, trong thời điểm này không tránh khỏi việc trẻ làm sai (vì rất tò mò) và hay hỏi “khó” ngược lại bố mẹ. Đa phần cha mẹ Việt thường chọn cách quát tháo khi trẻ sai và trả lời quấy quá cho qua trước những câu hỏi của trẻ, điều này hoàn toàn sai. Có rất nhiều cách thông minh để xử lí sự không nghe lời của trẻ.
Đầu tiên phải xác định lại khái niệm “hư”, khi dưới 5 tuổi không trẻ nào là hư. Việc không nghe lời, lý sự với phụ huynh xuất phát từ sự ham học hỏi đang muốn khám phá thế giới. Phụ huynh nên hạn chế dùng tư “hư” để nói về con cái mình.
Nguyên tắc đầu tiên là không quát mắng
Quát máng ở độ tuổi này không khiến trẻ hiểu ra vấn đề mà chỉ khiến trẻ sợ hãi – trẻ sẽ làm theo bố mẹ những không hiểu thế nào là đúng thế nào là sai, đây là sự nghe lời hoàn toàn thụ động. Trẻ bị quát mắng nhiều hoặc sẽ trở nên nhút nhát tự ti hoặc sẽ có xu hướng bạo lực với trẻ nhỏ hơn.
Nguyên tắc thứ hai: Không đe dọa con…
Không bao giờ sử dụng những câu đại loại: “Nếu không ăn thì mẹ để…..bắt con đi”. Chắc chắn rằng các phụ huynh đã thấy những câu nói này rất nhiều lần ở nhiều nơi. Kể cả trẻ nói chưa sõi nhưng trẻ cũng dần dần nhận ra được rằng mình tiếp tục làm sai thì vẫn không có vấn đề gì xảy ra, lâu dần trẻ sẽ không còn sợ những lời đe dọa của người lớn.
Cách làm đúng là phụ huynh có quyền đưa ra quyết định nhưng chỉ nói một lần và không thay đổi vì bất cứ lý do nào. Nếu trẻ khóc lóc mè nheo đòi được một lần chắc chắn trẻ sẽ tiếp tục dùng phương pháp này thêm lần sau.
Không nói dối trẻ
Sai lầm chí tử của phụ huynh khi giao tiếp với con là thường dùng câu: “Mai bố, mẹ sẽ …..cho con”, và khi “ngày mai” đến trẻ vẫn không có thứ mình muốn trẻ sẽ có suy nghĩ lời của phụ huynh không có trọng lượng. Cách làm đúng đắn nên là giải thích tại sao bố mẹ không đáp ứng nhu cầu của mình. Cha mẹ là hình mẫu lý tưởng nhất để con noi theo cũng là cái gương để trẻ thường xuyên soi khi phát triển, khi biết bố mẹ nói dối hình tượng này sẽ dần xấu đi. Cũng không bao giờ nói những câu như: “Nói với ….là mẹ bận” (?) đây cách rất tệ khi dạy trẻ nói dối, gián tiếp nói với trẻ rằng cha mẹ chúng nói dối.
Không so sánh trẻ với bạn bè
Việc so sánh trẻ với “con nhà người ta”, việc so sánh trẻ với bạn bè hay anh chị đôi khi chỉ xuất phát từ việc muốn con cố gắng phấn đấu hơn nhưng tất cả các nghiên cứu khoa học đều cho rằng cách này nuôi dưỡng tâm lý tự ti. Việc này cũng làm trẻ nảy sinh tính cạnh tranh, ganh đua không đúng với độ tuổi non nớt.
Chăm khuyến khích động viên trẻ
Cha mẹ Việt thường ít nói “Cám ơn con” , “con làm tốt lắm”… Trong khi việc phát hiện và ghi nhận những điều con trẻ làm tốt rất có ích cho trẻ việc này giúp con tự tin, cảm thấy được khuyến khích nhiều hơn. Điểm cần lưu ý là lời khen phải được chọn lọc và có “hồn”, đừng khen con một cách sáo rỗng đầy sách vở. Dù trẻ chỉ độ 5 tuổi nhưng vẫn có thể nhận ra những lời khen nào xuất phát từ sự yêu thương – lời khen nào máy móc. Lời khen đưa ra cần chính xác khi trẻ vừa nỗ lực thực hiện xong một việc khó khăn nào đó chứ không phải khen để rồi sau đó trẻ mới cố gắng làm gì đó, 2 khái niệm này rất khác nhau.
Các mẫu câu nên nói với trẻ:
- “Con không nên làm ồn” thay vì “im mồm” , “yên lặng” v.v…
- “Con làm không đúng, lần sau làm thế này…” thay vì “Làm thế này sai rồi”
- “Con đưa giúp mẹ cái…được không?” thay cho “Đưa cái….cho mẹ”
- “Bây giờ con nói cho mẹ biết con muốn điều gì?” chứ không dùng câu “Đừng mè nheo”
- “Con phải lễ phép với…” thay cho câu “Không được hỗn láo”