Học tiếng Anh nói riêng và một ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ là chủ đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nhiều gia đình thì muốn con được tiếp cận với ngoại ngữ sớm vì khi nhận thức non nớt việc tiếp nhận ngôn ngữ tương đối dễ nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên đặt nặng việc học thuật sớm quá khi trẻ chưa đủ tuổi v.v… Thực ra, việc học ngoại ngữ đối với bất cứ độ tuổi nào cũng đều được và thậm chí với phụ huynh không giỏi ngoại ngữ vẫn có thể tự dạy con ngoại ngữ khi bé còn rất nhỏ. Trong bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn phương pháp dạy học tiếng anh cho trẻ từ 30 tuần tuổi đến 7 tuổi.
Giai đoạn nền tảng
- Giai đoạn nền tàng được bắt đầu từ tuần thứ 30 của thai kì (khoảng tháng thứ 9 khi mẹ mang bầu) lúc này con đã biết phân biệt các ngôn ngữ của mẹ hay dùng để làm quen với môi trường bên ngoài, các tế bào não đã phân biệt đâu là ngôn ngữ thông thường mẹ hay dùng và đâu là ngoại ngữ.
- Trong giai đoạn này mẹ hoặc bố nếu sử dụng ngoại ngữ chuẩn có thể giao tiếp với con bằng ngoại ngữ khoảng 30 phút – 1 tiếng hàng ngày. Lưu ý là nếu bố mẹ sử dụng ngoại ngữ chuẩn còn nếu không nên sử dụng băng đĩa cho trẻ nghe những đoạn hội thoại ngắn, bởi trẻ có khả năng bắt chước ngữ âm rất tốt nên phát âm trẻ nghe được cần chuẩn xác. Thời gian giao tiếp không nên nhiều hơn 1 tiếng mỗi ngày vì ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ là khác nhau, trẻ vẫn cần hiểu tiếng mẹ đẻ rõ hơn.
- Thời điểm trẻ mới sinh đến lúc 12 tháng tuổi, chủ yếu nội dung hội thoại chỉ nên đơn giản dễ hiểu. Phụ huynh có thể tận dụng lúc cho con ăn hoặc cho con tắm, nếu phụ huynh thông hiểu ngoại ngữ có thể tận dụng trong lúc hát ru. Cha mẹ nên tận dụng trong giai đoạn này vì trẻ chưa hình thành ngôn ngữ nhưng bắt chước rất nhanh.
- Giai đoạn 1-2 tuổi trẻ bắt đầu học đếm, biết phân biệt màu sắc nên có thể sử dụng giao tiếp với trẻ các mẫu câu ngắn và đơn giản. Phụ huynh có thể sắp xếp 1-2 buổi mỗi tuần để chơi các trò chơi liên quan đến ngoại ngữ, dậy trẻ nhận biết những con vật bằng ngoại ngữ. Cũng có thể tận dụng những đoạn hội thoại ngắn bằng ngoại ngữ được ghi âm, những giáo trình mầm non nhưng tuyệt đối không dùng máy tính, điện thoại vì trẻ rất dễ bị lạm dụng mải xem mà không nói. Sử dụng điện thoại và lap top,computer dễ dẫn đến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ.
- Trong giai đoạn này phụ huynh nên tiết chế không nên vì ham con giỏi mà giao tiếp với trẻ quá nhiều trong một tuần, chỉ nên 1-2 buổi/ tuần.

Phụ cần lưu ý trẻ độ tuổi này cần nhất được vui chơi nên việc học không được đặt quá nặng nề.
Giai đoạn phát triển
- Giai đoạn phát triển được tính từ khi trẻ 3 đến năm 7 tuổi. Giai đoạn này cha mẹ có thể sử dụng các mẫu câu phức tạp hơn nhưng vẫn phải lưu ý không đặt nặng việc “học” mà trẻ độ tuổi này cần nhất là được “chơi” nên kết hợp kiến thức ngoại ngữ với với việc vui chơi của trẻ. Giai đoạn sau 3 tuổi trẻ đã có sự phân biệt được tiếng mẹ đẻ nên có thể bắt đầu với những mẫu câu phức tạp hơn một chút, đặc biệt trẻ ở độ tuổi này rất tò mò và giỏi bắt chước nên phụ huynh có thể tận dụng những bài hát tiếng ngoại ngữ trẻ sẽ thu nhặt được vốn tự vựng khá phong phú, phát âm từ ban đầu chưa chính xác cũng sẽ dần dần được chuẩn hóa mà không cần bị gò bó cứng nhắc như khi ngồi trên lớp.
- Cũng do đặc điểm thích khám phá nên trẻ sẽ không bị đặt nặng tâm lý về việc mình đang học, trong quan điểm của con vẫn thấy mình đang được chơi.Trẻ giai đoạn này rất cần được giao tiếp với người thân và bạn bè nên phụ huynh không được trẻ tự chơi – học, thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ học thông qua những hoạt động ngoại khóa. Nếu trẻ không được thường xuyên giao tiếp với môi trường xung quanh trẻ rất dễ bị tự kỉ.
- Trẻ ở độ tuổi này chưa có khái niệm về việc đúng-sai khi học nên sẽ không bị gò bó áp lực phụ huynh chỉ cần chú ý một chút về cách phát âm để sửa cho con trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh.
- Dưới 7 tuổi phụ huynh nên lưu ý đừng đặt nặng vấn đề nhồi nhét kiến thức mà hãy coi đây là một hình thức giải trí cho con. Vẫn ưu tiên để trẻ lưu loát thông hiểu tiếng mẹ đẻ, tránh trẻ bị rối loạn ngôn ngữ và đặc biệt không sử dụng các loại máy tính, điện thoại để dạy con.